Không phải ngẫu nhiên mà Chính Phủ các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung luôn muốn giành quyền tổ chức các đại hội thể thao từ quy mô khu vực, chẳng hạn như: Seagames, Asiad, Asean Games hay đến những sự kiện tầm cỡ toàn cầu như: World Cup, Olympic. Đằng sau những cuộc chạy đua giành quyền đăng cai đó, là vô số lợi ích mà mỗi sự kiện mang lại, không chỉ dành riêng cho lĩnh vực thể thao mà còn liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả một khu vực.

Khu liên hợp thể thao Nam Rạch Chiếc – không chỉ đơn thuần là rèn luyện thể chất

Trong 2 năm gần đây, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch co-vid 19, khiến nhiều sự kiện thể thao bị tạm hoãn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lĩnh vực thể thao. Tuy nhiên, khi cuộc sống đã quay về quỹ đạo cũ, ngành công nghiệp không khói này hứa hẹn sẽ có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, điển hình như các đại hội thể thao lớn được liên tiếp diễn ra gần đây như: Olympic Tokyo 2021, Seagames 31 hay sắp tới là World Cup 2022 tại Quatar.

Phải nói rằng nguồn lợi từ việc đăng cai các sự kiện thể thao là vô cùng to lớn. Đơn cử như tại Thái Lan, quốc gia 7 lần làm chủ nhà của các kỳ Seagames, đã thu được rất nhiều lợi ích từ việc phát triển hạ tầng, du lịch, bán lẻ, tài chính,… Còn tại Incheno, Hàn Quốc – sau khi thành công trở thành chủ nhà của Asiad 17, thành phố này đã thu được khoảng 13 nghìn tỷ won. Không những thế, sự kiện Asiad 17 còn mở ra cánh cửa rộng mở để thu hút hàng chục triệu lượt khách du lịch trong tương lai, tạo ra 270.000 việc làm mới cho người dân bản địa. Để chuẩn bị cho kỳ Olympic Bắc Kinh 2008, chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay chi rất nhiều tiền cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ VĐV và hàng triệu cổ động viên từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sau thế vận hội này, Trung Quốc không chỉ hoàn vốn được các khoản chi xây dựng hạ tầng đường xá mà còn nhận khoản hời lớn nhờ hoạt động du lịch, bán vé, tài trợ nhờ 4 tỷ người theo dõi sự kiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Với quy mô 212ha, được quy hoạch bài bản gồm các hạng mục: Nhà thi đấu thể dục thể thao tổng hợp và thi đấu futsal; Sân đua xe đạp lòng chảo và đường đua xe môtô kết hợp sân bóng đá ngoài trời; Sân vận động 50.000 chỗ có bố trí đường chạy điền kinh; Học viện bóng đá; Khu dịch vụ cho vận động viên, huấn luyện viên, chuyên gia và khách mời… Khu liên hợp thể thao Nam Rạch Chiếc ước tính sẽ phục vụ khoảng 100.000 người cùng một lúc trong những sự kiện thể thao. Do đó, nhu cầu về cư trú, du lịch, mua sắm, giải trí là vô cùng lớn.

Cơ hội nào cho Saigon Sport City?

Với vị trí liền kề khu phức hợp TDTT Nam Rạch Chiếc, Saigon Sport City được nhận định sẽ được thừa hưởng rất nhiều lợi ích mỗi khi khu vực này tổ chức những sự kiện thể thao trong nước lẫn quốc tế.

Nhờ lợi thế về vị trí của mình, tiềm năng thị trường cho thuê của Saigon Sport City được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi động kể cả đối với hình thức cho thuê ngắn hạn phục vụ các cổ động viên từ khắp các nước hay dài hạn dành cho những chuyên gia đào tạo thể thao chuyên nghiệp, hoặc thậm chí thu hút khách thuê là những người thích sự năng động, muốn được hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt mỗi khi các sự kiện thể thao được diễn ra.

Saigon Sport City được hưởng lợi nhờ việc Chính Phủ quan tâm đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông công cộng để phục vụ nhu cầu lớn về di chuyển mỗi khi các đại hội lớn trong khu vực được đăng cai, ví dụ như Asean Games hay Asiad. Các hoạt động thương mại xoay quanh những sự kiện này cũng giúp các shophouse khối đế thuộc dự án Saigon Sport City trở thành những “con gà đẻ trứng vàng” trong mắt nhiều nhà đầu tư.

Như vậy, với việc sở hữu vị trí độc tôn hiếm hoi của quỹ đất trống còn sót lại tại trung tâm Tp. Thủ Đức (Quận 2 cũ), đồng thời được cộng hưởng giá trị bền vững từ khu phức hợp TDTT Nam Rạch Chiếc. Dự án Saigon Sport City Quận 2 sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thể thao, thích sự năng động và dành cho những nhà đầu tư tầm nhìn dài hạn, am hiểu về tiềm năng mà ngành thể thao có thể mang lại cho bất động sản khu vực xung quanh.